Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Đảng và Nhà nước thừa nhận kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân, đồng thời đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển.
Vị thế không nhỏ
Nhờ có chính sách của Đảng và nỗ lực của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho kinh tế tư nhân (nhất là các DN nhỏ và vừa) phát triển, Công ty CP thủy sản Bình An (Cần Thơ) từ một DN nhỏ lẻ đã phát triển mạnh mẽ vươn ra thị trường quốc tế. Sản phẩm cá tra của Bình An đã xuất khẩu đi hàng trăm quốc gia trên thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ lớn hàng năm, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 5.000 công nhân cùng hàng nghìn hộ nông dân. Không chỉ có Bình An, một số DN tư nhân khác như Trung Nguyên, Hòa Phát, Phú Thái… cũng đã phát triển thành các tập đoàn kinh tế và vươn ra chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Trong số 500 DN lớn nhất Việt Nam năm 2009, DN tư nhân chiếm tới 30%.
Kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, có vai trò vị trí ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chỉ tính từ năm 2000-2008, nguồn vốn do khu vực kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh đã lên tới 2.110.000 tỷ đồng (chưa kể vốn của 4 triệu hộ kinh doanh cá thể), lớn hơn cả số vốn FDI Việt Nam thu hút được cùng thời kỳ. Cơ cấu ngành nghề, sản phẩm và quy mô vốn đầu tư rất đa dạng, trong đó đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới, sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu xã hội như bệnh viện tư nhân, trường học tư thục... Một số ngành nghề trước đây chỉ do kinh tế nhà nước đảm nhận thì nay kinh tế tư nhân cũng đã làm như công nghiệp cơ khí, ôtô, đóng tàu... Hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp gần 50% GDP cả nước, giải quyết việc làm cho trên 70% lao động toàn xã hội, đóng góp trên 11% tổng thu ngân sách Nhà nước và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa cho xã hội.
Và những băn khoăn
Mặc dù đã đạt được những kết quả lớn đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội và giải quyết công ăn việc làm, song về cơ bản kinh tế tư nhân ở Việt Nam quy mô vẫn còn nhỏ. Trong số gần 500.000 DN tư nhân cả nước đã thành lập thì có tới hơn 90% là nhỏ và vừa. Kỹ năng kinh doanh của khu vực tư nhân còn hạn chế, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa cũng như của DN còn chưa cao.
Đương nhiên, những hạn chế yếu kém nêu trên có nguyên nhân ở chính nội tại của khu vực kinh tế này. Song, nguyên nhân từ sự đối xử chưa công bằng trong quản lý của Nhà nước cũng có tác động rất lớn. Ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, nguyên là thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho biết: “Đến nay, kinh tế tư nhân vẫn rất khó tiếp cận các nguồn lực phát triển từ đất đai để mở rộng mặt bằng, tiếp cận tín dụng, đấu thầu các dự án đầu tư bằng vốn Nhà nước, tiếp nhận vốn ODA để thực hiện các công trình… cho đến việc tham gia các hội chợ, triển lãm, tiếp cận thị trường”. Ông Tuấn khẳng định: “Từ thể chế đến việc tổ chức thực hiện vẫn có những biểu hiện rõ nét của sự không bình đẳng, phân biệt với kinh tế tư nhân”.
Tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa X, về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân, diễn ra ở Hà Nội ngày 6/4/2010, ông Trương Tấn Sang -Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cũng cho rằng: “Nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân có nơi, có lúc chưa đầy đủ, thiếu nhất quán. So với yêu cầu đặt ra, việc đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều hạn chế”.
Nền kinh tế thị trường phát triển chắc chắn khu vực tư nhân sẽ tiếp tục phát triển mạnh và xác định được vị thế, cho nên, các chuyên gia khuyến nghị, cần khẳng định: “Kinh tế tư nhân là động lực chủ yếu đi liền với kinh tế Nhà nước là quan trọng để phát triển kinh tế đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân là một nhiệm vụ chiến lược; xóa bỏ phân biệt đối xử với kinh tế tư nhân; tạo môi trường thuận lợi khuyến khích DN khu vực tư nhân phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng không hạn chế về quy mô trong những lĩnh vực có lợi cho quốc kế, dân sinh”.
Một khía cạnh khác, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường, theo đó cạnh tranh phải được coi là một động lực để thúc đẩy phát triển nhưng phải là cạnh tranh lành mạnh. Thực tiễn đã chứng minh, muốn có cạnh tranh lành mạnh, đúng luật pháp, các tổ chức kinh tế cần được bình đẳng.
Nhiều chuyên gia kinh tế và DN cho rằng, khi đã nhấn mạnh vai trò chủ đạo của một thành phần kinh tế tức là đã xem nhẹ vai trò của thành phần kinh tế khác, trong kinh doanh giữa các DN thuộc các thành phần kinh tế phải tạo ra sự cạnh tranh và phải tạo ra được cạnh tranh bình đẳng đúng nghĩa. Môi trường cạnh tranh bình đẳng thì nền kinh tế thị trường mới phát triển tốt, khuyến khích được sự tìm tòi, sáng tạo, tạo nên tính phong phú, sinh động của nền kinh tế.
Dưới góc độ thực tiễn, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên bày tỏ: “Chúng ta không nên phân biệt thành phần kinh tế nào hết”. Theo ông Vũ, tìm cách cho cộng đồng DN có thể khai thác tốt các nguồn lực để họ làm giàu cho bản thân và cho đất nước quan trọng hơn là coi thành phần kinh tế này, hay thành phần kinh tế kia chủ đạo hay không chủ đạo. “Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế có quá nhiều áp lực từ bên ngoài, cạnh tranh vô cùng khốc liệt, cộng đồng DN mà còn bị phân biệt thành phần này với thành phần kia, như vậy tôi cho là Việt Nam tự làm cho năng lực cạnh tranh của các DN mình suy yếu đi thôi” - ông Vũ nói.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời gian tới, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách hành chính hiệu quả hơn để tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển cùng với các thành phần kinh tế khác. Cần xác định rõ sự phân vai của 3 tác nhân trong kinh tế thị trường là Nhà nước - thị trường - xã hội dân sự; từ đó, xác định Nhà nước cần làm gì, những gì không nên hoặc không cần làm thì chuyển giao cho thị trường hoặc các tổ chức xã hội dân sự thực hiện sẽ đạt hiệu quả cao hơn, tránh lãng phí thất thoát cho xã hội. Nếu cần có những DN mạnh, quy mô lớn làm đầu tàu cho nền kinh tế, qua đó cạnh tranh với thế giới, Việt Nam có thể thành lập các tập đoàn kinh tế đa sở hữu ở một số ngành chủ chốt. Trong các tập đoàn kinh tế lớn đó có DN thuộc các thành phần kinh tế tham gia theo quy luật kinh tế, kinh doanh theo các quy luật của thị trường…/.
(ven)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.